Pin điện mặt trời có cấu tạo và sinh ra điện như thế nào
Pin điện mặt trời giúp chúng ta biến ánh nắng thành tiền.
Cấu tạo Pin điện mặt trời
Có 6 bộ phận:
- Kính cường lực (lớp thứ nhất) có nhiệm vụ định vị làm điểm tựa cho các lớp kia vì chúng rất mỏng.
- Lớp hấp thụ ánh nắng (lớp thứ 2) có nhiệm vụ hấp thụ chùm ánh nắng phản xạ ngược trở lại khi gặp mặt thứ 2 của tấm kính.
- Lớp chuyển quang năng thành điện năng (lớp thứ 3) là chất bán dẫn.
- Lớp phản xạ ánh nắng (lớp thứ 4) bắt các tia nắng quay lại dể đi qua lớp thứ 4.
- Lớp bảo vệ.
- Khung nhôm để bảo vệ tấm kính và kết nối với khung hệ thống.
Nguyên lý hoạt động của Pin điện mặt trời.
Pin điện mặt trời được đặt sao cho mặt có màu đen (hay xanh) hướng lên trên. Khi ánh nắng mặt trời chiếu chùm tia nắng vào bề mặt pin điện mặt trời.
Chùm tìa nắng đi xuyên qua lớp kính và được lớp màu đen (hay xanh) điều hướng đi xuyên qua lớp chất bán dẫn. Tại đây chùm tia nắng bị chuyển thành dòng điện 1 chiều, một số ít tia nắng lọt qua thì gặp lớp thứ 4 bị phản xạ ngược trở lại và bị chuyển hóa thành điện tiếp.
Dòng điện 1 chiều do pin điện mặt trời sinh ra sẽ được đi qua dây dẫn gắn ở mặt sau tấm pin.
Pin điện mặt trời sinh ra dòng điện 1 chiều, để ứng dụng được rộng rãi người ta phải chuyển đổi dòng diện từ 1 chiều thành xoay chiều.
Hiện nay đã có thiết bị chuyển dòng điện 1 chiều thành dòng xoay chiều, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể tự sản xuất điện để dùng cho máy móc, sinh hoạt nếu như có bề mặt để hứng nắng như:
Mái nhà xưởng, mái nhà, sân thượng, mặt đất khô cằn không trồng trọt được, v.v.
Trang chủ
Nhận xét
Đăng nhận xét